Cách đuổi gián ra khỏi nhà vĩnh viễn chỉ với một bước làm

5/5 - (1 bình chọn)

Gián là loài côn trùng gây hại cho đời sống và sức khỏe mọi nhà. Vậy gián được sinh ra từ đâu? Chúng phát triển như thế nào? Làm cách nào để đuổi gián ra khỏi nhà ở và nơi sinh hoạt của bạn? Đọc bài viết sau đây để hiểu hơn về gián và biết cách giúp bạn không phải đau đầu về chúng nữa.

Sự phát triển của gián

Gián thuộc loài nào?

Gián là loài côn trùng thuộc giống Blattodea. Chúng có thể gây ra mầm bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Giống Blattodea
Giống Blattodea

Lịch sử tiến hóa của gián

Từ thời kỳ Than đá, khoảng 354 – 295 triệu năm trước đây, hóa thạch loài gián đã xuất hiện. Tuy nhiên, những hóa thạch đó lại có điểm khác so với loài gián hiện đại. Từ xưa, chúng là tổ tiên của cả loài gián hiện đại với bọ ngựa. Loài gián tổ tiên ấy có cơ quan đẻ trứng dài.

Phân loại

Có rất nhiều họ gián nhưng loài gián nhà thuộc họ Blattidae có lẽ quen thuộc với con người nhất. Đa số chúng sống trong nhà của con người. Gián nhà lại được chia thành các loại sau:

  • Gián Mỹ: loài gián này có mặt ở hầu hết các khu dân cư trên thế giới. Chúng có màu nâu thẫm với cơ thể dài từ 3,5 – 4 cm. Gián Mỹ đẻ trứng thành ổ. Mỗi ổ có chiều dài từ 0,8 – 1 cm, gồm 16 trứng xếp thành hàng.
  • Gián Úc: gián Úc dễ dàng phát triển ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Cơ thể dài từ 3,1 đến 3,7 cm, có màu nhạt hơn gián Mỹ. Mỗi bên cánh của chúng có 1 sọc vàng nhạt từ gốc kéo xuống ⅓ chiều dài cánh trước. Có khoảng 22 – 24 trứng trong mỗi ổ.
  • Gián Nhật (Periplaneta japonica)
  • Gián Brunei (Periplaneta brunnea)

Đặc điểm chung của loài gián

Cơ thể gian nhà dẹt hướng lưng bụng, hầu hết có đôi cánh ôm kín lưng. Kích thước cơ thể khác nhau tùy thuộc theo loài, có thể dài từ khoảng 2 mm đến 8 cm. Khi mới được sinh ra, toàn thân chúng màu trắng. Chúng chuyển màu đen dần sau vài giờ và có màu nâu thẫm khi phát triển hoàn toàn. Đa số các loài gián ít khi bay nhưng chúng lại bò rất nhanh.

Đời sống sinh học của gián

Gián thường đi kiếm đồ ăn, nước uống và kết bạn, hoạt động vào ban đêm. Có loại thích những nơi có nhiệt độ cao, có loại lại thích môi trường ẩm ướt. Một số loài gián nhiệt đới phát triển bằng cách ăn thực vật. Tuy nhiên những loài gián nhà lại sống bằng cách ăn rất nhiều loại thức ăn và xác thối. Món ưa thích đặc biệt của chúng là chất tinh bột, bánh kẹo, đường sữa, thịt. Nhưng chúng còn ăn rất nhiều chất khác như bia, hồ dán, keo, tóc, lớp da khô tróc ra, xác động vật…

Gián sống theo đàn
Gián sống theo đàn

Gián thường sống ở những nơi khe kẽ kín. Cũng giống như ong và kiến, chúng thường đi kiếm ăn theo đàn và sống tập thể.

Tác hại nghiêm trọng của gián đối với con người

Gián có hại trong sinh hoạt hàng ngày

Gián trú ẩn ở những nơi tối tăm, ẩm thấp trong mọi ngóc ngách của ngôi nhà. Kẽ tường và tủ, nhà vệ sinh, tủ đựng bát đĩa và đồ ăn, nơi để các thiết bị điện. Bể nước, ống nước và rãnh thoát nước, chuồng gia súc… Đêm đến, gián thường đi tìm kiếm thức ăn ở nhà bếp, tủ đựng bát đĩa. Thậm chí cả nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước…

Gián là loài côn trùng vô cùng phàm ăn và ăn tạp vì chúng ăn được tất cả các loại thức ăn của con người. Chúng cũng có thể ăn cả bìa sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, máu, phân và xác chết của chúng khi không có thức ăn ngon. Tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc…

Gián gây mất vệ sinh
Gián gây mất vệ sinh

Gián nhà có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng vật dụng trong nhà. Chúng chỉ tiêu hóa một phần thức ăn, còn lại nôn mửa ra và đào thải ở khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, cơ thể của gián có mùi rất hôi. Đặc biệt, mùi gây khó chịu và đọng lại rất lâu trên nơi mà nó đi qua.

Gián có hại cho sức khỏe con người

Gián nhà di chuyển tự do từ cống rãnh, hố rác, vườn tược, nhà vệ sinh… rồi vào nhà ở. Chúng có thể ăn tất cả thức ăn của con người những cũng như chất thải nên thường mang và phát tán mầm bệnh gây hại đến con người.

Trên cơ thể gián có chứa vi khuẩn gây bệnh cho con người. Một số bệnh về đường tiêu hoá là do lây lan, nhưng còn những bệnh đường ruột khác thì nguyên nhân chính là do gián gây ra. Những bệnh như kiết lị, ngộ độc thức ăn, tiêu chảy…. Mầm bệnh gây ra những căn bệnh này được mang trên chân và cơ thể của gián. Chúng bám vào thức ăn, các dụng cụ đựng thức ăn khi gián di chuyển. Chúng còn mang theo rất nhiều các vi khuẩn reo rắc các mầm bệnh. Phân và xác gián cũng có chất gây dị ứng da, hắt hơi, chảy nước mắt, đối với mọi người.

Gián gây bệnh cho con người
Gián gây bệnh cho con người

Những cách đuổi gián ra khỏi nhà hiệu quả

Không để gián có môi trường sống ưa thích

Để sống được thì gián cần có nước. Vì vậy, hãy sửa chữa tất cả các nguồn nước rò rỉ trong nhà bạn. Khi không còn nguồn cung cấp nước, gián sẽ chết hoặc dễ sa vào bẫy của bạn.

Giữ nhà cửa sạch sẽ: Lau nhà thường xuyên bằng nước lau sàn chuyên dụng. Đặc biệt trước tiên là phòng bếp. Sau khi ăn, rửa sạch bát đĩa và cất đồ ăn còn thừa cẩn thận. Đặc biệt chú ý lau dầu mỡ bị bắn trên bếp vì gián rất thích.

Cất giữ thức ăn trong hộp kín, không để thức ăn quá hạn sử dụng. Không để trái cây ở ngoài hoặc trên bàn.

Thường xuyên thu dọn rác, đậy kín nắp thùng rác.

Dùng bả gián

Trộn lẫn thức ăn mà gián ưa thích với bả rồi đặt gần chỗ chúng trú ẩn. Bạn có thể mua bả gián tại cửa hàng thuốc thú y. Chỉ cần một con gián ăn phải bả sẽ bài tiết chất độc ở tổ khiến con khác chết theo. Sau vài tuần, gián sẽ bị chết sạch. Tuy nhiên, cần giữ bả gián cẩn thận tránh để trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà ăn phải.

Sử dụng thuốc xịt côn trùng

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt côn trùng được bán sẵn. Chú ý làm theo hướng dẫn sử dụng vì rất nhiều thuốc độc hại cả với con người. Bạn cũng có thể tự chế thuốc xịt côn trùng bằng cách pha xà phòng với nước lã theo tỷ lệ 1:1, hoặc xay nhuyễn 4 quả chanh (cả vỏ) với hai lít nước. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận và hạn chế dùng thuốc vì nó chứa chất độc.

Sử dụng bẫy gián

Bẫy gián khiến chúng bị dính vào và không thoát ra được nhờ có chất dính. Bạn có thể tự làm bẫy bằng cách để lọ chứa bã cà phê sát tường. Gián sẽ bị rơi vào lọ rồi không thoát ra được. Đuổi gián ra khỏi nhà bằng cách này ít được ưa chuộng vì sự cầu kì và không quá hiệu quả.

Mẹo đuổi gián ra khỏi nhà hữu ích

Gián rất sợ mùi của long não (băng phiến). Vì vậy, bạn hãy đặt những viên này ở góc nhà. Bạn có thể dùng cồn xịt nếu muốn giết gián ngay lập tức. Sử dụng tinh dầu bạc hà hay để vỏ dưa leo, vỏ cam quýt, tỏi và dầu đinh hương… Cũng là những cách đuổi gián ra khỏi phòng hiệu quả. Kẻ thù của gián là ánh sáng. Vì vậy, bạn có thể bật sáng đèn huỳnh quang ở bất cứ nơi nào không muốn gián xuất hiện.

Cách đuổi gián ra khỏi nhà vĩnh viễn – an toàn – đảm bảo nhất

Giải pháp sau đây rất nhanh gọn mà lại bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bạn. Không cần sử dụng thuốc, tinh dầu… Không cần phải lo sợ gián hay bất cứ loài côn trùng nào khác. Cửa lưới chống côn trùng Hòa Phát – giúp bạn phòng chống gián và côn trùng hiệu quả nhất. Bảo vệ sức khỏe, đời sống gia đình và giúp ngôi nhà của bạn tăng thêm tính thẩm mỹ. 

Cửa lưới Hòa Phát giúp đuổi gián ra khỏi nhà
Cửa lưới Hòa Phát giúp phòng chống gián

Liên hệ Hòa Phát Group

Văn phòng : 02466738998

Hotline: 0973391681 – 0969917997

Email: cuamuoihoaphatvn@gmail.com 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.